Xu thế công nghệ cho ngành khách sạn năm 2022

24 /012022

Xu thế công nghệ cho ngành khách sạn năm 2022

Du lịch dần trở thành một thói quen của nhiều người. Trong một cuộc khảo sát do Amadeus thực hiện, 83% người tham gia đồng ý với ý kiến cho rằng “Du lịch là một quyền lợi thay vì một nhu cầu xa xỉ, và du lịch ngày càng trở nên quan trọng đối với cuộc sống hằng ngày của nhiều người hiện nay.”

Thêm vào đó, Millennial chiếm một phần ba lượng khách của khách sạn trên toàn thế giới. Họ là những cá nhân vừa sành công nghệ vừa thích trải nghiệm du lịch độc đáo.

SmartHotel xin chia sẻ về 4 giải pháp công nghệ đã, đang và sẽ tiếp tục cải tiến nhằm thay đổi cục diện doanh nghiệp khách sạn, giúp các khách sạn phát huy tối đa thế mạnh và thu hút thêm khách hàng tiềm năng.

4 giải pháp công nghệ hứa hẹn sẽ thay đổi cục diện ngành khách sạn trong hai năm tới

Ứng dụng các giải pháp công nghệ không chỉ đơn thuần là để hỗ trợ quy trình vận hành của khách sạn mà còn nhằm tối ưu hóa toàn bộ quy trình trải nghiệm của khách hàng. Khách sạn nên nhắm tới việc làm hài lòng khách trước cả khi họ nghĩ đến việc chọn đặt phòng. “Cá nhân hóa” là một trong những từ khóa chính sẽ được nhắc đến thường xuyên hơn trong những năm sắp tới.

GIẢI PHÁP SMART HOTEL

1. Internet vạn vật (Internet of Things, IoT)

Kết nối thiết bị di động của khách với mạng lưới Internet của khách sạn nhằm quản lý tập trung những tiện nghi trong phòng, duy trì cơ sở vật chất, tiết kiệm năng lượng và quản lý hàng tồn kho.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp khách sạn triển khai ứng dụng các giải pháp quản lý năng lượng thông minh nhằm đáp ứng nhu cầu thân thiện với môi trường của du khách hiện nay. Công nghệ thông minh có thể giúp tiết kiệm đến 20% chi phí nhưng vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.

Hệ thống cảm biến kết nối với mạng lưới Internet Vạn Vật (IoT) cho phép các quản lý của khách sạn theo dõi xu hướng đặt phòng, tối ưu hóa hệ thống sưởi, thông gió, điều hòa không khí.

IoT đồng thời cũng giúp khách sạn đẩy các tin nhắn thông báo đến khách hàng vào thời điểm thích hợp nhất (ví dụ ngay lúc khách vừa vào phòng) nhằm đưa ra những đề xuất ăn uống, hoạt động giải trí, các ưu đãi, v.v… đến từng cá nhân dựa trên thông tin thu thập được từ những lần khách dùng dịch vụ trước.

Những thông tin trước đây của khách cũng giúp quản lý khách sạn cá nhân hóa các thiết bị trong phòng sao cho phù hợp với sở thích của khách, ví dụ như: bật điều hòa trong phòng hoặc vòi hoa sen ở nhiệt độ thích hợp, tắt bớt đèn khi khách muốn ngủ, tắt toàn bộ thiết bị điện khi phòng trống.

2. Công nghệ điều khiển bằng giọng nói

Hotel TV – Tại sao là IPTV chứ không là hệ thống cáp đồng trục cũ?

Dưới dạng quản lý ảo (tương tự như Siri và Alexa) hỗ trợ quản lý những công việc cơ bản thường nhật giúp nhân viên có thời gian tập trung vào giải quyết những nhiệm vụ phức tạp khác.

Công nghệ điều khiển bằng giọng nói và xử lý ngôn ngữ tự nhiên đã phát triển đáng kể trong những năm gần đây. Những ứng dụng trợ lý ảo thông dụng hiện nay không những thông minh, trực quan mà còn sở hữu những tính cách, hành vi giống con người để tương tác với người dùng.

Wynn Las Vegas là một trong những tập đoàn khách sạn đầu tiên đầu tư trang bị Alexa cho toàn bộ 4.748 phòng. Best Western Hotel & Resort cũng bắt đầu ứng dụng Amazon Dot cho cả khách và nhân viên vào đầu năm nay.

Lắp đặt công nghệ điều khiển bằng giọng nói tạo điều kiện cho khách quản lý tiện nghi trong phòng theo đúng sở thích của từng cá nhân. Gọi món ăn hoặc yêu càu các dịch vụ phòng khác thông qua “người” trợ lý ảo này cũng chính xác hơn, tạo điều kiện cho nhân viên giải quyết từng yêu cầu nhanh chóng hơn.

3. Thực tế ảo tăng cường (augmented reality, AR)

Trong tương lai, khách sẽ có khả năng tham quan phòng họ chọn trông như thế nào và tìm kiếm những địa điểm gần khách sạn “từ xa” ngay trên smartphone thông qua ứng dụng thực tế ảo tăng cường.

Tuy phổ biến trong lĩnh vực game và giải trí nhưng tính ứng dụng của AR (và thậm chí cả công nghệ thực tế ảo, virtual reality) là khá cao, đặc biệt là trong ngành khách sạn nhằm gia tăng tỷ lệ đặt phòng nhờ vào tính năng “tham quan từ xa.”

Điều này có nghĩa là thay vì khách chỉ bị động lướt xem các hình ảnh khách sạn được chụp từ trước vừa nhàm chán, vừa không trực quan, ứng dụng tham quan từ xa “game hóa” trải nghiệm của khách, cho phép khách hình dung từng ngóc ngách, cơ sở vật chất thực tế, khám phá từng phòng hoặc xem qua những địa điểm gần khu vực khách sạn trước khi quyết định đặt phòng.

Nhằm chuẩn bị cho Olympic và Paralympic Game vào năm 2012, Holiday Inn đã triển khai một dự án AR đầu tiên cho phép khách nhìn thấy hình ảnh ảo của những ngôi sao thể thao ngay trên điện thoại của mình.

4. Xác thực sinh trắc học

Ứng dụng sinh trắc học (vân tay, nét mặt) nhằm rút ngắn quy trình check-in, check-out, mở cửa phòng, hoặc trong tương lai gần, khách có thể thanh toán mà không cần dùng đến thẻ, tiền mặt hay điện thoại.

Loại hình xác nhận sinh trắc học phổ biến nhất chính là quét dấu vân tay. Một trong những doanh nghiệp ứng dụng sinh trắc học vào nhận diện người dùng thành công nhất chính là Apple.

Trong ngữ cảnh khách sạn, việc đăng ký và lưu trữ vân tay và hình ảnh khuôn mặt của khách vào trong hệ thống quản lý khách sạn sẽ giúp rút ngắn đáng kể thời gian check-in/ check-out, cho phép khách mở cửa phòng và tiếp cận những cơ sở vật chất khác tại khách sạn một cách nhanh chóng, tức thì mà không cần dùng đến thẻ từ hay ứng dụng điện thoại.

Hệ thống đồng thời cũng lưu trữ sở thích của khách, một cách hữu dụng và nhanh nhất trong việc xác định những khách cũ.

Nếu bạn muốn được tư vấn kỹ hơn về SmartHome, SmartHotel, Smart Buiding thì có thể gọi đến số Hotline: 0905.429.426 hoặc để lại tin nhắn tại trang hoặc qua

Fanpage: https://www.facebook.com/SmartHome.DaNang.0905.429.426

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí, nếu bạn có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào, chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn và giải đáp.

icon icon icon icon
Hotline: 0905.429.426